Khởi đầu lối sống Chân – Thiện – Mỹ ngay hôm nay với thầy Thanh Hải Vô Thượng Sư

Theo chia sẻ của nhiều người theo đuổi lối sống Chân – Thiện – Mỹ thì việc sống Thuần Chay có rất nhiều lợi ích, là một giải pháp mang lại hiệu quả cho mọi vấn đề không chỉ cho sức khỏe cơ thể, không những thế còn bảo vệ mạng sống của nhiều loài động vật và cho con người, về kinh tế, v.v trên quả địa cầu, mà còn tích cực góp phần bảo vệ môi trường trong giai đoạn khủng hoảng khí hậu nghiêm trọng như hiện nay.

Theo sự chia sẻ của thầy Thanh Hải Vô Thượng Sư cho biết, việc theo đuổi một lối sống lành mạnh, Thuần Chay thì bản thân người đó sẽ có năng lượng luôn luôn vui vẻ, dồi dào, từ đó thu hút niềm hạnh phúc hỷ lạc hơn. Sự suy nghĩ càng thông suốt hơn, phản ứng đầu óc nhanh lẹ hơn, đời sống chúng ta sẽ trở nên tươi đẹp và sáng tạo hơn, làn da trở nên tươi trẻ mịn màng hơn. Đó là sức mạnh của lối sống thuần chay nhân ái. Thuần chay có nghĩa là quý trọng sinh mạng, nếu muốn được sống, chúng ta phải trân quý sự sống của những chúng sinh khác. Nếu muốn những điều tốt đẹp, chúng ta phải làm những việc thiện lành. Chính lực lượng yêu thương này trưởng dưỡng bầu từ trường mang tính xây dựng, chứ không phải sự hủy diệt. Cho nên lối sống thuần chay mới chính là giải pháp.

Hiện nay, khoa học đã chứng minh được nhiều lợi ích của chế độ ăn Thuần Chay cùng với lối sống Chân – Thiện – Mỹ, so với các chế độ ăn uống giàu thịt cá thường thấy. Khi được lên thực đơn hợp lý, chế độ ăn thuần chay rất giàu chất đạm, sắt, canxi, các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể bạn. Ngoài ra, nguồn dinh dưỡng từ thực vật cũng ít chất béo bão hòa hơn, giàu chất xơ, chất chống oxy hóa và giảm thiểu những nguy cơ mắc bệnh béo phì, tim mạch, tiểu đường và ung thư.

Không những thế, với tình trạng ô nhiễm hiện nay, chúng ta đang làm hết sức để mang lại một môi trường trong xanh hơn như đi xe đạp hay tái chế rác thải. Và một trong những cách hiệu quả nhất chính là cắt giảm lượng khí thải nhà kính từ việc sản xuất và tiêu thụ thịt cũng như những sản phẩm động vật khác. Ngành chăn nuôi là nguồn phát thải khí mêtan lớn nhất do con người gây ra.

Khí mêtan có khả năng giữ nhiệt mạnh hơn 72 lần mà còn là loại khí tồn tại ngắn hạn. Có nghĩa là nó sẽ thoát khỏi bầu khí quyển nhanh hơn so với khí CO2, chỉ trong vòng một thập niên, chớ không phải hàng ngàn năm như khí CO2. Chính vì vậy, loại trừ khí mêtan bằng cách loại bỏ ngành chăn nuôi là giải pháp nhanh nhất để làm dịu mát địa cầu, đồng thời ngăn chặn vô số thiệt hại về môi trường, từ biến đổi khí hậu cho tới lạm dụng đất đai gây ra suy thoái, nguồn nước, nạn ô nhiễm, tiêu tốn tài nguyên nghiêm trọng của các trang trại gia súc, gia cầm cùng các nguy cơ về sức khỏe của con người.

Hơn nữa, ngành công nghiệp chăn nuôi khiến cho phần lớn đất đai trên thế giới bị xói mòn. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng sa mạc hóa, tổn thất về đa dạng sinh học, lãng phí và ô nhiễm nước, trong khi nước đang ngày càng khan hiếm do ảnh hưởng của hâm nóng toàn cầu. Không chỉ vậy, ngành chăn nuôi còn sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch và ngũ cốc một cách không hiệu quả. Vì vậy, chấm dứt sản xuất thịt còn giải quyết được vấn đề khan hiếm nước, nạn đói trên thế giới. Lượng ngũ cốc chúng ta sản xuất đủ để nuôi sống toàn thể nhân loại, thậm chí còn dư thừa nữa. Thế nhưng, lại có 1 tỷ người đang bị đói và 11 triệu trẻ em chết hàng năm vì đói, trong khi đó chúng ta có đủ thực phẩm để nuôi sống toàn bộ dân số thế giới, thậm chí còn nuôi được nhiều hơn gấp đôi số dân hiện nay. Mặt khác, có khoảng 1 tỷ người mắc bệnh béo phì và các căn bệnh khác liên quan đến việc ăn uống quá mức hay tiêu thụ quá nhiều thịt.

Chấm dứt chăn nuôi sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn khác. Thí dụ các vùng biển chết do dòng chảy nhiễm phân bón hóa học từ ngành nông nghiệp, mà phần lớn sản phẩm được sử dụng để nuôi gia súc. Các vùng biển chết là hiểm họa đối với hệ sinh thái biển, vùng biển chết khổng lồ ở vịnh Mexico, dòng nước thải có chứa nitơ từ chất thải gia súc và phân bón cho hoa màu chăn nuôi ở các khu vực vùng Trung Tây Hoa Kỳ làm ngạt chết các sinh vật biển. Đây là chất thải độc hại, có chứa thuốc kháng sinh, kích thích tố, thuốc trừ sâu và tích tụ những mầm bệnh gây chết người như khuẩn E.Coli, khuẩn salmonilla nhiều gấp 10 đến 100 lần so với chất thải của con người. Vào năm 1995, ở tiểu bang North Carolina, một đầm chứa phân heo rộng 8 mẫu đã bị vỡ, làm tràn ra 94,6 triệu lít chất thải độc hại, hàng trăm triệu con cá này đã chết ngay lâp tức vì chất nitrat trong chất thải, mà còn ảnh hưởng tai hại khác khi chất thải này lan tràn khắp đại dương.

Cá vô cùng cần thiết đối với chúng ta, vì cá giúp cân bằng đại dương, nếu không có cá, sự sống của chúng ta sẽ gặp nguy hiểm. Đánh bắt cá góp phần gây ra hâm nóng toàn cầu, làm rối loạn hệ sinh thái đa dạng của các đại dương trên thế giới.

Đại dương là hệ sinh thái rất phức tạp, nơi mỗi sinh vật sống đều đảm nhận một chức năng chuyên biêt. Bắt đi dù chỉ một con cá nhỏ để làm thức ăn cho con người cũng có thể làm rối loạn sự cân bằng của hệ sinh thái biển. Càng ngày số cá biển bị đánh bắt quá mức và giết hại tăng cao, những con cá lớn dành cho con người tiêu thụ, loài cá nhỏ hơn hoặc bị xay nát làm thức ăn cho gia súc, hoặc bị sử dụng làm phân bón, hay bị ném trở lại biển khi đã chết. Thí dụ cứ 1 tấn tôm đánh bắt được thì có 3 tấn cá khác cũng bị giết hại và đổ bỏ.

Theo một nghiên cứu của Hoa Kỳ cho biết heo và gà đã bị ép tiêu thụ một lượng hải sản nhiều gấp đôi lượng tiêu thụ của người Nhật và gấp 6 lần lượng tiêu thụ của người Hoa Kỳ. Ngày nay, tối thiểu 1/3 số lượng cá trên thế giới bị đánh bắt được dùng để nuôi gia súc, chứ không phải làm thực phẩm cho con người. Ngoài ra sự khan hiếm một số loài cá góp phần làm gia tăng nồng độ axit ở biển, do đó làm giảm khả năng hấp thụ khí CO2 của đại dương. Hơn thế nữa, các trại nuôi cá giống như các nông trại chăn nuôi trên đất liền, đều gây ra các vấn đề môi sinh liên quan đến tình trạng ô nhiễm nước. Cá được nuôi trong những khu vực rộng lớn ngoài khơi có lưới bao quanh. Thức ăn thừa, phân cá, thuốc kháng sinh hay các loại hóa chất cũng như dược phẩm khác tràn vào các vùng nước lân cận, gây tổn hại cho hệ sinh thái và làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của chúng ta, làm rất nhiều loài cá cùng hàng loạt các loài thủy sinh đã biến mất, chẳng hạn như những rạn san hô.

Do đó tiêu thụ bất kỳ sản phẩm động vật nào cũng đều gây ảnh hưởng tiêu cực cho đại dương và địa cầu của chúng ta, ảnh hưởng vô cùng bất lợi đến sự đa dạng sinh học và làm gia tăng nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loại động thực vật.

Nhiều người chúng ta không hiểu hết sự độc hại của những khí thải từ ngành chăn nuôi, hay ý thức được rằng sát sinh sẽ tạo sát nghiệp và thịt cá cũng là một chất độc gây nghiện. Họ không biết rằng thịt cá đang hủy hoại địa cầu của chúng ta.

Cho nên lối sống Thuần Chay không chỉ là sự lựa chọn bền vững về môi trường, mà còn là sự lựa chọn bền vững để nuôi sống mọi người. Tránh sử dụng các sản phẩm từ động vật là cách đơn giản nhất mỗi cá nhân có thể làm để giảm thiểu vấn đề lương thực, tài nguyên đang gây ảnh hưởng tiêu cực lên người nghèo.” – Thanh Hải Vô Thượng Sư chia sẻ về lối sống Chân – Thiện – Mỹ mà bà theo đuổi lâu nay.

Với những người mới, chúng ta có thể bắt đầu từ bước nhỏ như thay thế một số bữa ăn trong tuần bằng các món Thuần Chay, tìm hiểu về các sản phẩm thay thế từ thực vật. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia vào các cộng đồng Chân – Thiện – Mỹ hoặc Thuần Chay, cùng đóng góp và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân trong hành trình sống khoẻ mạnh hơn.

Việc hiểu và thực hiện đúng theo lối sống Thuần Chay giúp chúng ta có cơ thể khoẻ mạnh hơn, nâng cao ý thức về bảo vệ động vật cũng như tránh tác động tiêu cực lên môi trường sống.

Chăn nuôi là một trong những ngành góp phần lớn nhất vào các vấn đề môi trường nghiêm trọng hiện nay. Chúng ta cần phải nhanh chóng hành động để cứu vãn tình thế.” – Tiến sĩ Henning Stenfeld. Trưởng ban Chính sách và Thông tin Chăn nuôi FAO, Liên Hiệp Quốc.

“Chăn nuôi gia súc là nguyên nhân chính dẫn đến nạn phá rừng. Chăn nuôi gia súc là nguồn gây ô nhiễm nước lớn nhất. Chăn nuôi gia súc thải ra nhiều khí thải nhà kính hơn tất cả các ngành vận tải trên thế giới gộp lại.” – Bóng Dài Của Ngành Chăn Nuôi – Đừng ăn thịt. Đây là điều mà trước đây Ủy Ban Liên Chính phủ về Biến Đổi Khí hậu (IPCC) e ngại thông báo, nhưng giờ đây chúng tôi phải công bố: Xin hãy giảm tiêu thụ thịt – thịt là loại sản phẩm thải ra lượng khí cacbonic rất lớn”. – Tiến sĩ Rajendra K Pachauri –

Không có gì ích lợi cho sức khỏe của con người và tăng cơ hội sinh tồn trên Địa Cầu bằng việc tiến đến lối dinh dưỡng thuần chay.” – Albert Einstein

Thanh Hải Vô Thượng Sư là ai? Tại sao lại theo đuổi lối sống Chân – Thiện – Mỹ?

Được biết, Thanh Hải Vô Thượng Sư là một nhà Nhân đạo, Nghệ sĩ và vị Thầy Tâm Linh nổi tiếng thế giới. Qua những công việc nhân đạo và thiện nguyện xuất sắc, bà đã được nhiều tổ chức hội đoàn khác nhau, giới truyền thông, chính phủ nhiều nước, nhiều nhân vật, ca ngợi và vinh danh trao nhiều giải thưởng khác nhau như giải Gusi Hòa Bình 2006, được xem là giải Nobel Hòa bình của phương Đông, Giải Lãnh đạo Tâm Linh thế giới năm 1994, Giải Mahaveer năm 2008, bằng Công Dân Danh Dự Hoa Kỳ v.v… Và ngày 22 tháng 2 và 25 tháng 10, cả hai ngày đều được công bố hàng năm nhiều nơi trên nước Mỹ và thế giới gọi là “Ngày Thanh Hải Vô Thượng Sư”.

Thanh Hải Vô Thượng Sư khuyến khích lối dinh dưỡng thuần chay dưa trên thực vật, bà có viễn ảnh về một thế giới hoàn toàn thuần chay.

Những sáng kiến của bà bao gồm phân phát tờ thông tin Lối Sống Mới, chuỗi nhà hàng thuần chay quốc tế Loving Hut, các công ty thực phẩm thuần chay, các sản phẩm lông thuần chay, đài Truyền Hình Vô Thượng Sư cũng như viết thông điệp và nói chuyện với các nhà lãnh đạo chính phủ thế giới, giới truyền thông, hãy dùng quyền lực tối cao của họ để thay đổi lối dinh dưỡng của địa cầu; tham gia các buổi hội thảo truyền hình về biến đổi khí hậu, v.v…

Dù chúng ta có nhận biết hay không, những nỗ lực của bà đã tạo ảnh hưởng vô cùng sâu rộng tới nhận thức toàn cầu về lối sống thân thiện với động vật, và làm sao lối dinh dưỡng từ ái này có thể mang đến hòa bình trường tồn giữa các quốc gia, đồng thời cứu địa cầu khỏi tai họa và nạn biến đổi khí hậu. Là một gương sống phi thường về lòng từ bi, bà đã từ ái thường xuyên cứu trợ bằng hiện vật và tài chính, cho những người tị nạn, vô gia cư, nạn nhân thiên tai và những người thiếu thốn khác.

Thanh Hải Vô Thượng Sư được nhiều người biết đến qua các thi phẩm, tác phẩm nghệ thuật của Ngài, hoặc qua những nỗ lực nhân đạo… tất cả đều rất dễ tìm qua một từ khoá SuprememasterTV.com – kênh truyền hình quốc tế mang tính xây dựng cho một thế giới Hoà Bình, phát sóng toàn cầu, với gần 40 ngôn ngữ, dưới sự chỉ đạo và tổng biên tập trực tiếp của bà; đã được Hội Quốc tế Thanh Hải Vô Thượng Sư đăng kí bản quyền.

Thanh Sơn