Sự gia tăng cường độ của các trận cuồng phong, còn gọi là lốc xoáy nhiệt đới, là kết quả của sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu gây ra bởi khí thải nhà kính do con người tạo ra. Những cơn bão này đang trở nên nghiêm trọng và có sự tàn phá nhiều hơn.
Các nhà khoa học cho chúng ta biết rằng khi Đại Tây Dương tiếp tục ấm lên, thì sự thay đổi nhiệt độ trên bề mặt sẽ làm mạnh thêm hoạt động của cơn bão cực đoan. Bởi vì ngày càng có nhiều khí thải nhà kính bị thải vào khí quyển nên chúng ta có thể thấy rằng trước các trận cuồng phong sẽ trở nên mạnh hơn trên quy mô toàn cầu, gây ra càng nhiều cơn bão mạnh hơn cùng gió lốc dữ dội, và để lại sự tàn phá diện rộng trên đường các cơn bão đi qua.
Có sự liên hệ rõ ràng giữa cách sinh hoạt hiện nay của con người với việc các nguy cơ xuất hiện các loại bão này đang ngày càng gia tăng. Biến đổi khí hâu và hâm nóng toàn cầu làm cho mực nước biển dâng lên. Và kết quả là, hễ có cơn bão nào ập đến, thì mực nước sẽ dâng lên rất cao, cũng chính bởi vì mực nước cơ bản ngày một tăng lên, nên mực nước biển sẽ dần dần thay đổi. Nghĩa là sẽ có thêm nhiều khu vực bị ngập lụt khi một cơn bão kéo đến, và ngập sâu hơn, vì vậy sẽ có thêm nhiều vùng nước nguy hiểm đi kèm với sự ngập lụt đó.
Thành tố thứ hai chính là lưu lượng mưa đi kèm với một cơn bão. Vì bầu khí quyển bị ấm lên, vì bề mặt đại dương bị ấm lên, nên khí quyển giữ nhiều hơi ẩm hơn. Chính các trận bão có thể trở nên mạnh hơn cùng với biến đổi khí hậu, sức mạnh thực sự của các cơn gió, và với độ sâu của áp thấp. Các bằng chúng rõ ràng đã chỉ ra rằng các trận bão lớn sẽ xuất hiện thường xuyên hơn, mạnh hơn vì chúng ta đang hâm nóng thêm bầu khí quyển.
Tiến sĩ James P. Kossin, nhà khoa học về khí hậu từ Viện Hải dương Quốc gia và Cơ quan Quản lý Khí quyển, cho biết: “Rõ ràng là biến đổi khí hậu do con người gây ra đã đóng góp vào sự ấm lên bất thường của đại dương. Hiện tượng hâm nóng nhà kính khiến sức gió cực đại của bão nhiệt đới ngày càng mạnh hơn. Do đó, điều này tạo điều kiện cho các trận bão mạnh nhất. Những trận bão này cho đến nay đã tạo ra nguy cơ lớn nhất, thậm chí sẽ còn trở nên mạnh hơn nữa”.
Nghiên cứu của Tiến sĩ Kossin về biến đổi khí hậu và những dự báo về thời tiết cho thấy những trận cuồng phong hoặc những cơn bão sắp tới ở cấp 4 và 5 được dự đoán sẽ chiếm tỷ lệ ngày càng cao từ năm 2022. Tiến sĩ Kossin nói thêm: “Xu hướng đã xuất hiện và đó là sự thực. Việc phát triển thu thập các bằng chứng đáng kinh ngạc này cho thấy chúng ta đang làm cho các cơn bão này ngày một tệ hại hơn”.
Có 2 ví dụ nổi bật là bão Harvey, ở cấp độ 4 đã tàn phá miền duyên hải ở Texas vào tháng 8 năm 2017 và bão Florence làm đất lở ở Bắc Carolina vào ngày 14 tháng 9 năm 2018. Với tốc độ gió trung bình 215 ki-lô-mét một giờ, lượng mưa xối xả từ trận bão Harvey gây ra ngập lụt thảm khốc ờ vùng đô thị Houston. Trung tâm cuồng phong Quốc gia tuyên bố rằng lượng mưa trên 1500 mm xuất hiện ở một số vùng của Texas, gây ra thiệt hại khoảng 125 tỷ Mỹ kim và cướp đi hơn 100 sinh mạng.
Tương tự, bão Florence tạo ra tới 900 mm nước lũ từ lượng mưa xối xả xuyên từ các vùng Carolina qua bang Virginia. Hàng ngàn cơ sở, bao gồm các nơi chứa chất độc hại từ động vật, bị tàn phá. Kết quả là nước lũ bị ô nhiễm bởi vi khuẩn và hóa chất độc hại. Thiệt hại được ước tính lên tới 22 tỷ Mỹ kim.
Trong một ví dụ khác gần đây, trận bão Ida cấp độ 4 mang những trận mưa như trút nước tới Philadelphia, Trenton, New Jersey và thành phố New York vào đầu tháng 9 năm 2021. Với các cơn gió cực kỳ nguy hiểm lên đến 241 ki-lô-mét một giờ, có hơn một triệu ngôi nhà và cơ sở kinh doanh bị mất điện ở Louisiana và 90 ngàn ngôi nhà và cơ sở kinh doanh khác ở Mississipi bị mất điện.
Craig Fugate, nguyên giám đốc FEMA (Cơ quan Quản lý Thảm họa) nói rằng việc mất điện tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng đến các cư dân: “Chúng ta vẫn đang trong mùa hè, và vì thế nếu không có điện, sẽ rất nguy hiểm cho người cao niên, cho những người đã có bệnh đã vậy còn phải đối phó với bệnh đại dịch COVID.” Tác động thảm khốc của cơn bão này đã gây ra thiệt hại 75 tỷ Mỹ kim, trở thành “sự kiện tốn kém nhất năm 2021”.
Sau bão Ida, vào ngày 25 tháng 10 năm 2021, bão Rick cấp độ 3 với gió tốc độ cao tới 185 ki-lô-mét một giờ, đã tuôn những trận mưa như trút nước trên đường hướng về phía vùng duyên hải Mexico gần Acapulco. Còn một cơn bão nghiêm trọng khác cũng xảy đến trong cùng tháng này.
Vào ngày 29 tháng 10 năm 2021, bão Apollo tiếp cận đảo Sicily của nước Ý. Người ta ghi nhận các ngọn sóng cao 5 mét đã dánh tơi tả các miền duyên hải của Sicily khi cơn bão vào bờ biển của đảo này. Gió mạnh, mưa tuôn xối xả và ngập lụt ở khắp các thị trấn Auguta và Syracuse, với các báo động đỏ ở mức cao nhất được đưa ra bởi các cơ quan ứng phó khẩn cấp ở Silicy và Calabria thuộc miền nam nước Ý.
Vào tháng 2, 3 năm 2023 bão Freddy tấn công mùa Đông Châu Phi, khiến 1,434 người thiệt mạng trở thành lốc xoáy nhiệt đới nguy hiểm nhất được ghi nhận ở lục địa này. Lốc xoáy kéo dài 35 ngày và cũng là cơn bão nhiệt đới lâu nhất được ghi nhận.
Vào ngày 13 tháng12 năm 2023, bão Jasper tấn công Queensland, tiểu bang ở bờ biển phía đông bắc nước Úc. Mặc dù chỉ là lốc xoáy cấp 2 nhưng cơn bão vẫn tồn tại trong khu vực trong 5 ngày, gây ra lượng mưa lớn, ngập lụt nhà cửa, cắt đứt đường sá và nguồn điện hơn 150,000 dân là hậu quả của bão nhiệt đới Jasper.
Vào tháng 7 năm 2023, sau khi đổ bộ vào Philippines và Đài Loan bão Doksuri tấn công Trung Quốc. Đó là cơn bão mạnh nhất từng đổ bộ vào tỉnh Phúc kiến, Trung Quốc. Cơn bão đã gây ra thiệt hại 18.2 tỷ Mỹ kim, khiến nó trở thành cơn bão gây tổn thất nhất trong lịch sử Trung Quốc. Tại Bắc Kinh, bão Doksuri trút xuống lượng mưa 744.8 mm trong 5 ngày, lượng mưa cao nhất từ trước đến nay được ghi nhận tại thành phố này từ khi việc ghi chép bắt đầu vào năm 1883.
Nhiều bằng chứng khoa học quan trọng hiện hữu cho thấy các trận cuồng phong đang trở nên mạnh mẽ hơn do biến đổi khí hậu. Một yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thêm năng lượng để thổi bùng lên các trận bão, lốc xoáy hoặc cuồng phong là việc nước trong đại dương trở nên ấm hơn. Các dự báo khí tượng gợi ý rằng với nạn hâm nóng toàn cầu gia tăng, lốc xoáy nhiệt đới hoặc cuồng phong cấp 4 và 5 dễ dàng xuất hiện hơn. Chúng ta có thể tin rằng các hiện tượng thởi tiết cực đoan và nguy hiểm này sẽ mang những trận gió mạnh hơn tàn phá nhiều hơn đồng thời tạo ra nhiều trận mưa có lưu lượng cực lớn.
Giáo sư Gabriel Vecchi (Ngành Khoa học về Trái đất – Đai Học Priceton, USA) cảnh báo “Ngày càng nhiều lốc xoáy nhiệt đới cực mạnh và to lớn hơn có xu hướng gây nhiều thiệt hại hơn so với các trận bão nhỏ và yếu, vì thế việc tỉ lệ các cơn bão cực mạnh ngày càng tăng cao là mối quan tâm của chúng tôi.” Nhiều nhà nghiên cứu khoa học khí hậu khác cùng đồng thuận rằng từ năm 2022 trở đi sẽ có thêm nhiều trận siêu cuồng phong xảy ra ở nhiều khu vực hơn trên địa cầu.
Giáo sư Kerry Emanuel (Ngành Khoa học về Khí quyển), Massachusetts Institute of Technology Cambridge, USA) nhắc lại tin báo động: “Cường độ tiềm ẩn ngày càng tăng cao. Đó là cơn ác mộng của dự báo thời tiết. Nếu như một cơn bão nhiệt đới cấp 1 chỉ sau một đêm phát triển thành bão cấp 4 thì sẽ không có thời gian để sơ tán mọi người”.
Một nghiên cứu gần đây của các khoa học gia Đại học Yale đã phát hiện tính khả thi và mức độ trầm trọng của các trận bão sắp tới. Công trình này của họ dự đoán các trận cuồng phong và bão tiềm ẩn có thể di chuyển tới New York, Boston, Bắc Kinh và Tokyo.
Các nghiên cứu của họ được đăng trên tạp chí khoa học “Hiện tượng Khoa học Trái đất”, tác già chính của nghiên cứu này, Tiến sĩ Joshua Studholme (Khoa học Trái đất và Hành tinh, Đại họcYale, USA) nói: “Điều này thể hiện một rủi ro lớn lại bị xem nhẹ về biến đổi khí hậu. Nghiên cứu này dự đoán rằng bão nhiệt đới trong thế kỷ 21 sẽ có thể xảy ra trên các vĩ độ rộng lớn hơn là các cơn bão đã xuất hiện trên địa cầu trong vòng 3 triệu năm trở lại đây”.
Tiến sĩ Studholme cảnh báo thêm: “Các mực nước biển tăng cao sẽ khiến cho các trận bão gây thiệt hại lớn hơn vì chúng sẽ tạo ra lụt lội nhiều hơn. Chúng tôi cũng tin rằng các trận cuồng phong sẽ gây ra thêm nhiều trận mưa do hâm nóng khí hậu và vì thế sẽ gây thêm nhiều thiệt hại”.
Cảnh báo này cũng được Tiến sĩ Alexey Fedorov (Giáo sư về Khoa học Khí quyển và Đai dương tại Đai học Yale, USA) đồng thuận. Giáo sư Fedorov nói: “Gộp với sự gia tăng cường độ trung bình của các cơn bão nhiệt đới, phát hiện này chỉ ra các nguy cơ cao do bão nhiệt đới gây ra trong bối cảnh khí hậu toàn cầu bị hâm nóng”.
Một nghiên cứu tương tự được thực hiện bởi các nhà khoa học từ Đại học Bang Colorado (CSU). Công trình của họ, được biết đến tên gọi “Dự án Khí tượng học Nhiệt đới”, đã kết luận rằng một mùa bão vừa lớn vừa mạnh sẽ xảy ra vào năm 2022. Kết luận này còn chỉ ra rằng các trận bão sắp xảy ra sẽ được phân loại ở cấp độ 3 hoặc cao hơn. Tiến sĩ Phil Klotzbach của CSU, trưởng nghiên cứu này, dự đoán: “Khoảng 65% khả năng các hoạt động của các trận bão trên mức trung bình sẽ xảy ra”. Bên cạnh sự mất mát sinh mạng và sinh kế, các trận cuồng phong còn gây nhiều ảnh hưởng tàn phá ở các thành phố duyên hải và tạo nên thiệt hại khổng lồ về tài sản và cơ sở hạ tầng.
Tiến sĩ Henry Potter đã xác nhận rằng: “Bão nhiệt đới lấy năng lượng bằng cách hút nhiệt từ tầng nước ấm trên cùng của đại dương”. Ông nói thêm:“Các trận bão gây nhiều thiệt hại và phá hủy cuộc sống của rất nhiều người theo những cách rất nghiêm trọng. Một trong những điều tốt nhất chúng ta có thể làm với tư cách là cộng đồng các nhà khoa học về bão tố, và phải tạo dự báo thời tiết đáng tin cậy, để người dân chú ý đến những cảnh báo sơ tán”.
Theo các nhà nghiên cứu tại Viện Kỹ thuật Georgia, USA, con số về bão khắp thế giới ở cấp 4 và 5 tàn phá nhiều nhất đã tăng gấp đôi trong 35 năm qua. Bão cấp 5 gây ra mức độ phá hoại cao nhất tại những thành phố lớn. Cường độ và thời gian kéo dài của chúng cũng tăng 75% kể từ thập niên 1970. Một trong những cơn bão này với ảnh hưởng vẫn còn thấy và cảm nhận được là bão Katrina năm 2005, đã tàn phá nhiều nhất là những vùng ở New Orleans. Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ nói rằng kỷ lục đầu tiên được ghi nhận vào năm 2008, sáu trận bão lốc nhiệt đới liên tiếp đổ xuống đất liền Hoa Kỳ. Bắc Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương là hai vùng với khuynh hướng có bão mạnh nhất.
Và mới đây năm 2024, bão Yagi cấp 3 (184-201 km/h) trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, là cơn bảo mạnh nhất, cường độ tăng rất nhanh, đổ bộ vào Biển Đông trong vòng 30 năm qua. Bão Yagi đã gây ra trận mưa lớn nhất trong vòng nhiều chục năm qua tại miền bắc Việt Nam, gây ngập lụt cho 20/25 tỉnh, thành. Bão Yagi cấp 3 đã gây thiệt hại nặng nề về người, tài sản, cây cối, thú vật – hàng trăm người chết, mất tích, hơn 234,000 nhà cửa, trường học sụp đổ hư hao, trên 300 ngàn mẫu hoa màu cây ăn trái bị hư hại, ước tính thiệt hại trên 220 triệu Mỹ kim.
Bão Yagi cũng đổ bộ qua Philippines, khiến vài chục người chết, mất tích, gây ngập lụt nghiêm trọng ở Thủ đô Manila và nhiều khu vực khác, sạt lở đất đã nuốt chửng nhiều nhà cửa và làng mạc. Ước tính thiệt hại hơn 6 triệu Mỹ kim.
Trong khi đó bão Yagi đã 2 lần đổ bộ vào Trung Quốc – tỉnh đảo Hải Nam và Quảng Đông, gây thương tích cho nhân mạng và thiệt hại kinh tế ước tính lên tới gần 11.2 tỷ Mỹ kim.
Lần này, bão Yagi đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều quốc gia bao gồm Philippines, Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan và Viêt Nam. Bão Yagi tăng 8 cấp trong 48 tiếng, có thể đánh đắm tàu trọng tải lớn, đây là một cơn bão tăng tốc độ nhanh nhất từ trước đến nay trong lịch sử khí tượng Việt Nam. Có thể thấy bão Yagi đã đạt trạng thái mạnh nhất của một cơn bão nhiệt đới.
Khi khí hậu trở nên ấm hơn, thì bão dữ dội hơn sẽ xảy ra thường xuyên hơn nếu chúng ta không làm gì đó để ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu. Thầy Thanh Hải Vô Thượng Sư đã làm việc không mệt mỏi để cảnh báo chúng ta rằng để cứu địa cầu, chúng ta phải nhanh chóng chuyển sang lối sống thuần chay.
“Quý vị có lẽ hỏi nguyên nhân chính của sự thiệt hại và tàn phá cho môi sinh này là gì? Có lẽ ngạc nhiên thay, đó không phải là kỹ nghệ than đá, hoặc xe hơi hay máy bay hoặc xe lửa hay tàu thuyền. Đó là khí mêtan, chủ yếu do kỹ nghệ chăn nuôi sản sinh ra.”
“Ngành chăn nuôi là nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng toàn cầu. Cách duy nhất để tránh thảm họa khí hậu “không thể vãn hồi” là có biện pháp đối với nguyên nhân hàng đầu gây ra thảm họa này, đó là ngành sản xuất thịt. Hiện nay chúng ta đã có đầy đủ bằng chứng và thông tin để khẳng định điều này. Công nghiệp chăn nuôi là ngành đứng đầu trong việc phát thải nhà kính.”
Một tường trình mới vừa được công bố bởi Viện quan Sát Thế Giới tuyên bố rằng chăn nuôi gia súc và các sản phẩm phụ của ngành này là yếu tố lớn nhất sản sinh ra các loại khí nhà kính, chịu trách nhiệm cho hơn 51% tổng số lượng khí thải hàng năm trên toàn thế giới, hay ít nhất 32.564 triệu tấn khí CO2. Tường trình này cho biết hiệu ứng giữ nhiệt trong bầu khí quyển của khí mêtan là gấp 72 lần – 72 lần! – nhiều hơn thán khí, khi tính trung bình trong giai đoạn 20 năm.
Chúng ta phải tập trung vào những nguồn phát thải trọng yếu nhất. Vì vậy, loại trừ khí mêtan bằng cách loại bỏ ngành chăn nuôi là giải pháp nhanh nhất để làm dịu mát địa cầu.
Và theo Thầy Thanh Hải Vô Thượng Sư cho rằng tất cả các nhà lãnh đạo anh minh cần phải chấm dứt thói quen tiêu thụ thịt có hại, nguyên nhân chính dẫn tới điểm không thể vãn hồi hiện nay. Bằng không, tất cả những nỗ lực khác để loại trừ khí carbonic sẽ không có hiệu quả hoặc không bao giờ có cơ hội để thực thi.
“Thời gian đã trễ, đã đến lúc phải đưa ra quyết định. Tôi hoàn toàn tin tưởng quý vị sẽ có sự lựa chọn sáng suốt. Các nhà khoa học đã chứng minh rõ ràng về vấn nạn hâm nóng toàn cầu.” – Ban Ki-moon
“Chúng ta đang đối diện với khủng hoảng khí hậu, một tình trạng khẩn cấp mang tính toàn cầu.” – Al Gore
Chúng ta phải hành động ngay bây giờ vì toàn thể nhân loại. Vì song song với sự sinh tồn và sức khỏe của chính mình, còn có cả một địa cầu đang gặp rắc rối, và mọi người cần phải ăn thuần chay để cứu địa cầu. Do đó, việc lựa chọn thực phẩm của chúng ta là vấn đề sống còn. Nếu chúng ta không ngăn cấm hay hạn chế tiêu thụ thịt thì cả địa cầu sẽ bị hủy diệt. Đây là vấn đề sống còn của tất cả mọi người, chứ không phải là lựa chọn cá nhân. Vây mà chúng ta vẫn còn đang ăn thịt, đang ăn mòn địa cầu, ăn cạn đến 90% nguồn thực phẩm, và để cho những người khác phải chịu cảnh đói khát. Đây hoàn toàn không phải là lựa chọn thiết thực.
“Trừ khi chúng ta thay đổi lựa chọn thực phẩm của mình, bằng không, những nỗ lực khác sẽ đều vô hiệu, bởi vì thịt đang tàn phá hầu hết các cánh rừng, gây ô nhiễm nguồn nước và làm phát sinh dịch bệnh, tiêu hao tất cả tiền bạc của chúng ta cho chi phí khám chữa bệnh. Vì vậy, thuần chay là lựa chọn hàng đầu cho tất cả những ai muốn cứu địa cầu.” – Maneka Gandhi
Tất cả những tình trạng hâm nóng toàn cầu này đang ngày càng trở nên trầm trọng hơn và sẽ không dừng lại cho đến khi chúng ta thật sự thay đổi lối sống của mình. Giải pháp khá dễ dàng: chỉ cần ngưng ăn thịt. Đây là giải pháp hữu hiệu nhất. Việc này vô cùng khẩn thiết bởi vì tình trạng của địa cầu đang rất nguy cấp, mà thời gian của chúng ta thì có hạn.
“Dấu hiệu hủy diệt rất rõ ràng ở khắp mọi nơi. Các dấu hiệu cảnh báo đang ở mức khẩn cấp và rõ ràng trên khắp thế giới! Tới giờ, chúng ta biết rõ, rằng thịt, cá trứng sữa, thử nghiệm trên người động vật, ngành da thuộc, bất cứ gì gây thương tổn cho động vật, thú nuôi hoặc thú hoang dã, đều gây thiệt hại cho thế giới chúng ta. Dừng các ngành kinh doanh tàn bạo, sát hại này là cách nhanh nhất để làm mát địa cầu. Đơn giản chỉ là ban hành luật Thuần Chay và ký kết. Trước khi quá muộn cho chúng ta để quyết định điều đúng đắn, trước khi quá muộn để thậm chí hối tiếc. Trước khi nhiều cơn thịnh nộ nữa của Mẹ thiên nhiên giáng xuống chúng ta, với thời tiết khắc nghiệt hơn, thêm nhiều dịch bệnh, khủng bố, nhiều sinh mạng bị mất hơn, thêm nhiều tài nguyên quý giá biến mất, nhiều khủng hoảng tài chính hơn. Luật bảo vệ động vật nghĩa là LUẬT THUẦN CHAY, không còn gây bất kỳ thương tổn, đau đớn, sợ hãi cho động vật. Xin gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Thầy Thanh Hải Vô Thượng Sư, cho những nỗ lực không ngừng nghĩ của Ngài để mở ra một thế giới thuần chay cao quý, nhân ái.
Mọi thông tin liên quan bằng chứng khoa học về biến đổi khí hậu và giải pháp cho vấn đề có trong sách của Thầy Thanh Hải Vô Thượng Sư, “Từ khủng hoảng đến hòa bình.” Tải về miễn phí tại: Crisis2Peace.org
Chúng ta hy vọng toàn thể nhân loại sẽ sớm hiểu ra mối nguy hiểm đang rình rập của biến đổi khí hậu, và những dấu hiệu cảnh báo có liên kết như thế nào đến việc phát thải nhà kính gây ra bởi sự sản xuất và tiêu thụ thịt từ động vật. Mong tất cả chúng ta đều nhận thức rõ ràng về tính cấp thiết để từ đó đón nhận lối sống thuần chay từ bi.
Thầy Thanh Hải Vô Thượng Sư – Người phụ nữ lỗi lạc với trái tim thiện nguyện
Thanh Hải Vô Thượng Sư là danh hiệu thân thương đối với những ai hân hạnh được hội kiến hay làm việc cùng Ngài. Đời sống của Ngài là một thông điệp chan hòa những “Bước đi tình thương”.
Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư là một nhà từ thiện, một nghệ sĩ và một bậc Thầy tâm linh cao quý. Tình thương và sự trợ giúp của Ngài vượt qua mọi ranh giới về văn hóa và chủng tộc, đến với hàng triệu người trên khắp thế giới: những người vô gia cư, những người nghèo khó, những viện nghiên cứu y khoa về bệnh AIDS và bệnh ung thư, những cựu chiến binh Hoa Kỳ, những người già neo đơn, người tàn tật, người mắc bệnh tâm thần, người tị nạn, những nạn nhân thiên tai trong các trận động đất, bão lụt và hỏa hoạn. Tình thương vô bờ bến của Ngài dành cho mọi sinh linh, từ con người đến muôn loài đồng cư.
Thầy Thanh Hải Vô Thượng Sư sinh quán tại miền Trung, Việt Nam. Ngay từ thuở thiếu thời, Ngài đã thường giúp đỡ và an ủi những bệnh nhân, những người nghèo khó cũng như những bạn thú bị thương bằng tất cả tấm lòng của Ngài. Khi trưởng thành, Ngài du học ở Âu châu. Tại đây, Ngài tiếp tục làm thông dịch viên cho Hội Hồng Thập Tự. Ngài đã giúp đỡ những người tị nạn khắp thế giới. Cũng từ đó, Ngài cảm nhận nỗi khổ đau hiện hữu trong mọi nền văn hóa, ở khắp nơi trên thế giới.
Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư không những là tấm gương cao quý trong hoạt động cứu trợ nhân đạo, Ngài còn khuyến khích tha nhân làm đẹp thế giới chúng ta đang sống. Với nhiều tài năng thiên phú, thể hiện qua hội họa và những sáng tác nghệ thuật, bao gồm bộ sưu tập đèn được thiết kế thật tinh tế, những sáng tác thơ nhạc, thiết kế trang sức và trang phục hầu miêu tả nét đẹp bên ngoài lẫn bên trong của các nền văn hóa, các dân tộc mà Ngài đã gặp qua. Năm 1995, theo lời thỉnh cầu của công chúng, thiết kế y phục của Ngài đã được trình diễn tại những kinh đô thời trang quốc tế như Luân Ðôn, Paris, Milan và New York. Doanh thu từ những tác phẩm nghệ thuật của Thanh Hải Vô Thượng Sư đã giúp Ngài có một nguồn ngân quỹ độc lập để hỗ trợ cho các hoạt động nhân đạo và sứ mệnh cao quý của Ngài trong việc giúp đỡ tha nhân vào những lúc cấp thiết.
Sự tận tâm trợ giúp thế giới của Ngài vẫn tiếp tục cho đến ngày hôm nay, với hàng triệu tấm lòng biết ơn bao gồm cả các nhà lãnh đạo quốc tế cũng như công dân của họ.
– Ngài Frank F. Fasi, Thị Trưởng Honolulu, Hoa Kỳ: “Ngài cũng mang tình thương đến những nơi trên thế giới còn hận thù. Ngài mang lại hy vọng đến những nơi tuyệt vọng. Và Ngài mang lại sự am hiểu đến những nơi có sự hiểu lầm. Ngài là ánh sáng của một vĩ nhân, là thiên thần từ ái của tất cả chúng ta.”
– José María Figueres Olsen, Tổng thống Costa Rica: “Tôi cảm ơn Vô Thượng Sư Thanh Hải vì sự lãnh đạo của Ngài, cảm ơn sự lạc quan của Ngài, cảm ơn về con người thiên phú như Ngài, khiến Ngài vô cùng đặc biệt”
– Jaime Hernández Zaragoza, Thị Trưởng Cancún, Mexico: “Thật ấn tượng rất đẹp khi thấy một tâm hồn cao thượng, sẵn sàng phục vụ như vậy. Ngài phụng sự tất cả chúng sanh. Ngài phụng sự địa cầu, cứu lấy địa cầu. Ngài có tấm lòng cao thượng, cũng là vị lãnh đạo đại tài. Tôi biết là những gì phải xảy ra, sẽ xảy ra.”
Qua các thi phẩm, tác phẩm nghệ thuật hoặc qua những nỗ lực nhân đạo ….tất cả, đều rất dễ tìm qua môt từ khóa SuprememasterTV.com – kênh truyền hình quốc tế mang tính xây dựng truyền tải thông điệp môt thế giới Yêu Thương, Hòa Bình, phát sóng toàn cầu 24 giờ, với gần 40 ngôn ngữ, dưới sự chỉ đạo và tổng biên tập của Ngài, đã được Hội Quốc Tế Thanh Hải Vô Thượng Sư đăng ký bản quyền.
Hà Nhi (Ghi)